Nginx có lẽ không còn xa lạ gì với dân công nghệ thông tin, nó là một máy chủ web mã nguồn mở mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi, có thể xử lý lưu lượng truy cập lớn và cung cấp nhiều chức năng như Reverse Proxy, cân bằng tải (load balancing) hoặc Cache… Nếu bạn quan tâm đến Nginx và có ý định học để thành thạo nó thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các bước để nghiên cứu và sử dụng.
Hiểu kiến thức cơ bản
Bước đầu tiên để học Nginx thì bước đầu tiên bạn phải hiểu vai trò của nó trong cơ sở hạ tầng web. Bắt đầu bằng cách tìm hiểu về các kiến thức cơ bản như máy chủ web, proxy, cân bằng tải, IP và các khái niệm liên quan.
Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về phần mềm này, và dễ dàng thao tác, sửa lỗi về sau khi bạn sử dụng.
Cài đặt Nginx
Bước tiếp theo là học cài đặt Nginx trên máy chủ hoặc máy ảo, VPS cho mục đích thử nghiệm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn trải nghiệm thực tế với phần mềm và cách định cấu hình phần mềm. Thực hiện theo các hướng dẫn cài đặt cho hệ điều hành cụ thể của bạn và đảm bảo cài đặt Nginx phiên bản mới nhất của Nginx.
Hiện nay Nginx hỗ trợ nhiều các hệ điều hành khác nhau như Centos, Ubuntu, Fedora, Debian ..v..v. Bạn có thể tạo các máy chủ ảo bằng VMWare, VirtualBox để tập cài đặt,
Tìm hiểu các cấu hình
Sau khi đã cài đặt thành công, việc quan trọng bây giờ là bạn phải hiểu các cấu hình, cách cấu hình để chạy web server. Nguồn thông tin uy tin nhất là tài liệu trên website của nginx https://nginx.org/en/docs/
Cấu hình Nginx (file conf) có thể nói là trái tim của phần mềm này, nó kiểm soát mọi hoạt động của phần mềm. Từ file cấu hình mà bạn có thể tùy ý điều chỉnh hoạt động của web server, nó cần độ chính xác và hiểu biết để hệ thống hoạt động thông suốt.
Reverse Proxy
Một tính năng quan trọng khác của Nginx là khả năng hoạt động như một reverse proxy. Một reverse proxy cho phép Nginx hoạt động như một máy chủ xử lý các yêu cầu đến (request) và sau đó chuyển chúng đến các máy chủ phụ để xử lý. Chức năng này được sử dụng thường xuyên trong các hệ thống CNTT, do đó hãy tìm hiểu thật kỹ khái niệm này.
Cân bằng tải Load balancing
Nginx hoạt động như một bộ cân bằng tải. Cân bằng tải giúp phân phối lưu lượng truy cập trên nhiều máy chủ để tránh tình trạng máy chủ bị quá tải. Đây cũng là một chức năng bắt buộc phải biết nhất là khi hệ thống của bạn có lượng người dùng lớn, hãy tìm hiểu tài liệu và ví dụ về cách định cấu hình Nginx làm cân bằng tải và hiểu cách thực hiện nó hoạt động.
Server Blocks
Nginx cho phép chia thành nhiều khối khác nhau, mỗi khối có thể đại diện bằng một tên miền. Trong mỗi khối sẽ có một hoặc nhiều cấu hình để xử lý các tác vụ khác nhau. Giả sử trên server của bạn chạy 2 website là abc.com và cde.net thì lúc này Nginx chia làm 2 khối ứng với 2 tên miền trên, khi có một yêu cầu truy cập, Nginx sẽ xác định chạy vào khối nào để trả kết quả về cho người dùng.
Đây lại tiếp tục là kiến thức bắt buộc phải biết nếu làm Nginx!
Location Blocks
Location BLocks kiểm soát cách Nginx xử lý các yêu cầu cho các đường dẫn URL cụ thể. Ví dụ khi người dùng vào website abc.com/thanh-toan thì nginx sẽ thực thi các cấu hình bên trong khối location /thanh-toan như dưới đây
location /thanh-toan {
. . .
}
SSL/TLS
Bảo mật là một vấn đề quan trọng của web và Nginx cung cấp khả năng sử dụng mã hóa SSL/TLS để bảo mật kết nối giữa máy chủ và máy người dùng. Bạn có thể cứu tài liệu và ví dụ về cách định cấu hình Nginx để sử dụng mã hóa SSL/TLS.
Bảo mật
Nginx cung cấp nhiều tùy chọn cấu hình liên quan đến bảo mật, một số chức năng phổ biến như như giới hạn tốc độ, chặn IP và xác thực…
Theo dõi hệ thống
Cuối cùng, sau khi đã biết sử dụng thành thạo, hệ thống đã hoạt động ổn định, bạn phải thường xuyên theo dõi hiệu suất, nhật ký và số liệu thống kê truy cập của Nginx để nhanh chóng phát hiện ra các sự cố để xử lý nhanh nhất có thể.
Tổng kết
Tóm lại, bằng cách tìm hiểu theo các bước này, bạn sẽ có được nền tảng vững chắc về Nginx và có thể sử dụng nó một cách hiệu quả.
Khi bắt tay vào tìm hiểu và sử dụng Nginx, bạn sẽ mở rộng kiến thức của mình bằng cách khám phá các khái niệm mới, tính năng nâng cao hơn, chẳng hạn như bộ nhớ đệm, phân phối nội dung mạng và microservice.
Chúc may mắn!!!