Bạn có bao giờ tò mò sao mỗi khi ăn mặn, ta lại có cảm giác khát nước nhanh hơn bình thường? Vậy tại sao sau khi ăn mặn bạn lại cảm thấy khát nước?
Muối ăn là gì?
Trước tiên, tìm hiểu qua một chút về muối ăn, Muối ăn là một chất rắn có dạng tinh thể, thường có màu trắng hoặc có thêm xíu vết hồng hay xám nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối có vị mặn
Muối mà bạn vẫn ăn hàng ngày có cấu tạo chủ yếu bao gồm Natri Clorua(NaCl), ngoài ra có một số ít các khoáng chất vi lượng khác nhưng chiếm một lượng rất nhỏ. Muối ăn rất cần thiết cho cơ thể con người. Natri tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (hay còn gọi là cân bằng chất điện giải). Ngoài ra, natri và clorua giúp cho não và các dây thần kinh phát sinh và dẫn truyền các xung điện.
Vì sao hấp thụ nhiều muối khiến cơ ta khát nước
Nồng độ muối trong cơ thể con người luôn được duy trì ở một nồng độ nhất định, sau khi ăn mặn, muối đi qua thành ruột non đi vào máu và làm cho hàm lượng muối trong máu tăng lên. Khi máu mặn hơn bình thường di chuyển qua các tĩnh mạch, động mạch, cơ thể sẽ cảm nhận được sự mất cân bằng. Có nhiều muối trong chất lỏng bao quanh tế bào hơn bên trong tế bào, chất lỏng giàu muối này sẽ cố gắng hút chất lỏng ra khỏi tế bào. Các tế bào sau khi mất nước sẽ gửi tín hiệu tới não, yêu cầu cơ thể bổ sung nước càng sớm càng tốt và cơ thể con người dựa vào cơ chế này để tạo ra lượng nước bổ sung, hay còn gọi là nhu cầu về muối/nhu cầu natri, để duy trì sự cân bằng nước-muối trong cơ thể.
Nên uống gì khi khát
Đương nhiên rồi, khi khát thì uống nước, hãy bổ sung nước cho cơ thể bằng nước lọc để loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể. Nếu có thể hãy vắt thêm chanh, chanh sẽ thúc đẩy cơ thể tích nước, làm dịu cơn khát, cũng có thể giúp cơ thể con người giải độc ở mức độ nhất định.
Ngoài ra bạn có thể uống một cốc sữa đậu nành sau khi ăn đồ quá mặn, đây cũng là một lựa chọn tốt. Sữa đậu nành chứa nhiều nước, nhiều kali. Kali có thể thúc đẩy bài tiết muối Natri tốt, có thể làm giảm cảm giác khát.
Có nên ăn mặn?
Không nên ăn quá mặn trong sinh hoạt, vì nếu ăn quá mặn có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Ăn quá mặn còn ảnh hưởng tới thận, tim và đột quỵ. Bạn nên ăn nhạt trong trong sinh hoạt hàng ngày, ít ăn đồ cay, dầu mỡ.